Giải đáp thắc mắc người bị giãn phế quản sống được bao lâu?

Giãn phế quản là một loại bệnh phổi mãn tính đặc trưng bởi sự giãn nở vĩnh viễn các đường dẫn khí trong phổi (phế quản). Bệnh dần gây ra các triệu chứng nghiêm trọng. Giãn phế quản là một căn bệnh mãn tính không thể chữa khỏi nên rất nhiều người thắc mắc rằng người bị giãn phế quản sống được bao lâu?

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu tiên lượng sống cho bệnh nhân giãn phế quản trong bài viết ngay sau đây!

Bệnh giãn phế quản là gì?

Trước khi tìm hiểu, người bị giãn phế quản sống được bao lâu thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu tổng quát về căn bệnh này. Giãn phế quản là tình trạng các phế quản (đường dẫn khí trong phổi) bị viêm và để lại sẹo, khiến phế quản giãn ra và bề mặt bên trong bị dày lên. Thành phế quản bị cứng lại, không thể đẩy đờm ra khỏi phổi, lông mao ở mặt trong phế quản cũng bị phá hủy. Hậu quả là tích tụ chất nhầy dư thừa khiến phổi dễ bị nhiễm trùng.

Người bị giãn phế quản sống được bao lâu?

Bệnh giãn phế quản khá phổ biến ở những người từ 75 tuổi trở lên, nhưng nó cũng có thể xảy ra với những người trẻ tuổi. Người bị giãn phế quản sống được bao lâu thường phụ thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các đợt cấp, khả năng đáp ứng với điều trị.

Hầu hết những người được chẩn đoán mắc bệnh giãn phế quản có tuổi thọ bình thường nếu được chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp. Một số người bị giãn phế quản phát triển các triệu chứng ngay từ khi còn nhỏ và có thể sống chung với bệnh giãn phế quản trong nhiều năm.

giãn phế quản sống được bao lâu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng

Các yếu tố có thể khiến tuổi thọ của người bệnh giảm đi bao gồm:

Mức độ nghiêm trọng của triệu chứng

Các triệu chứng phổ biến của bệnh giãn phế quản bao gồm:

  • Ho có đờm dai dẳng
  • Ho ra máu
  • Đau hoặc tức ngực vì khó thở
  • Khó thở, thở khò khè hoặc có tiếng gió khi thở
  • Hụt hơi
  • Sụt cân
  • Móng tay tím tái, ngón tay dùi trống.

Người bị giãn phế quản sống được bao lâu phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện rất khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Một số người chỉ có một vài dấu hiệu nhẹ và không xuất hiện thường xuyên, trong khi những người khác có biểu hiện bệnh hàng ngày. Triệu chứng tồi tệ hơn cũng có thể là dấu hiệu bị thêm viêm phổi.

Mức độ triệu chứng xuất hiện càng thường xuyên và nghiêm trọng thì hầu như tình trạng giãn phế quản càng nặng và tiên lượng sống sẽ thấp hơn. Người có các triệu chứng rất nghiêm trọng, phổi có thể ngưng hoạt động bình thường và khiến người bệnh tử vong.

Người bị giãn phế quản sống được bao lâu tùy thuộc vào tần suất các đợt viêm phổi

Khi bị giãn phế quản, bệnh nhân có thể bị viêm phổi nhiều lần. Sau mỗi đợt viêm phổi, các phế quản sẽ bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

Các đợt nhiễm trùng phổi bùng phát thường xuất hiện với những triệu chứng sau đây:

  • Mệt mỏi
  • Sốt, ớn lạnh
  • Khó thở hơn bình thường
  • Đau ngực
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Ho ra nhiều đờm, đờm có máu hoặc màu vàng hay màu xanh lá cây
  • Chán ăn.

Bệnh nhân giãn phế quản mắc viêm phổi bệnh thường nặng hơn và tiên lượng xấu hơn. Số lần mắc viêm phổi càng tăng, nguy cơ tử vong càng cao.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến tiên lượng

Bệnh giãn phế quản sống được bao lâu tùy thuộc vào tuổi tác

  • Tuổi tác và tình trạng sức khỏe. Bệnh nhân càng lớn tuổi, sức khỏe tổng thể và sức đề kháng càng kém thì có nguy cơ tử vong cao hơn.
  • Hút thuốc lá. Bệnh nhân giãn phế quản hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thường xuyên có thể làm tổn thương phổi nhiều hơn, tăng nguy cơ tử vong.
  • Bệnh lý đi kèm. Bệnh giãn phế quản trên nền bệnh nhân hen, COPD, lao phổi,.. Nguy cơ tử vong cao hơn. Một số bệnh lý khác: tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh gan mật,.. Cũng ảnh hưởng đến tuổi thọ của bệnh nhân giãn phế quản.

Có thể nói con số cụ thể cho giãn phế quản sống được bao lâu là không thể khẳng định chính xác được. Nhưng bạn có thể yên tâm rằng hầu hết những người được điều trị tốt và tuân thủ điều trị đều sống cuộc sống và có tuổi thọ bình thường.

Làm sao để kéo dài tuổi thọ cho người bị giãn phế quản?

Tổn thương phổi liên quan đến bệnh giãn phế quản là vĩnh viễn và không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, bệnh nhân giãn phế quản sống được bao lâu cũng phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp ứng với điều trị. Các phương pháp điều trị giãn phế quản có thể giúp giảm nhẹ triệu chứng, ngăn ngừa những đợt viêm phổi phổi trở nên nghiêm trọng và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Các phương pháp điều trị có thể bao gồm thuốc kháng sinh, thuốc ho, thuốc long đờm hoặc một số thiết bị đặc biệt để loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi. Ngoài ra, bác sĩ có thể hướng dẫn thêm các động tác vật lý trị liệu để đẩy đờm ra ngoài. Mỗi đợt khác nhau của bệnh, việc điều trị có thể thay đổi ít nhiều. Chỉ trong một số trường hợp hiếm hoi, giãn phế quản nặng gây ra biến chứng khiến một mạch máu nào đó bị vỡ ra, cần phải phẫu thuật khẩn cấp.

Vì vậy, bạn cần tái khám đúng lịch hoặc khi có triệu chứng của đợt cấp để bác sĩ điều chỉnh cho phù hợp.

giãn phế quản sống được bao lâu và kanf sao để kéo dài tuổi thọ?

Ngoài ra, giãn phế quản sống được bao lâu là tùy thuộc vào chính bản thân người bệnh. Bạn có thể sống tốt với bệnh trong nhiều năm nếu thực hiện các điều sau đây:

  • Bỏ hút thuốc, tránh khói thuốc và môi trường có người thường xuyên hút thuốc (kể cả ở thời điểm họ không hút).
  • Tiêm ngừa phế cầu, cúm hàng năm
  • Ăn một chế độ đa dạng dinh dưỡng với đầy đủ các nhóm thực phẩm, đặc biệt là rau quả
  • Uống nhiều nước để giữ đủ ẩm cho cơ thể
  • Tập thể dục 30 phút hằng ngày.
  • Tái khám đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ.
  • Mang khẩu trang khi đến nơi đông người. Đảm bảo nguyên tắc 5K.

Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc người bệnh giãn phế quản sống được bao lâu. Nói chung, tiên lượng của bệnh giãn phế quản là rất tốt. Bệnh càng được chẩn đoán sớm, thì việc điều trị có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Hãy nhớ, chức năng phổi và chất lượng cuộc sống sẽ bị suy giảm ở những người không chăm sóc bản thân tốt.

Post a Comment

Previous Post Next Post