Sau phẫu thuật đau cổ vai gáy, cần chăm sóc như thế nào để nhanh phục hồi sức khỏe?

SKĐS – Phẫu thuật cột sống cổ là loại phẫu thuật đặc biệt. Vì vậy việc chăm sóc sau phẫu thuật cần được tiến hành hết sức thận trọng. Những hướng dẫn sau đây của PGS.TS Nguyễn Đình Hòa –
Chuyên ngành Phẫu thuật Cột sống giúp người bệnh sau khi phẫu thuật cột sống cổ để có sự phục hồi tốt nhất.

Một số trường hợp đau cổ vai gáy trong tình trạng đau nhiều đã điều trị nội khoa nhưng ít có kết quả, có tổn thương thần kinh nặng và tiến triển, có chèn ép tủy cổ đáng kể. Khi đó, bác sĩ sẽ tư vấn một số phương pháp phẫu thuật như chỉnh sửa cột sống để giải phóng chèn ép thần kinh tại các lỗ tiếp hợp bị hẹp, lấy nhân nhày đĩa đệm thoát vị, làm dính và vững cột sống. Đây là một phẫu thuật đặc biệt, việc chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cũng rất quan trọng. Do đó, người chăm sóc và người bệnh cần chú ý:

1. Hoạt động sau phẫu thuật đau cổ vai gáy

Lên kế hoạch nghỉ ngơi trong 24-48 giờ đầu tiên sau khi xuất viện.

Tránh cúi, vặn, đẩy, kéo hoặc nâng bất cứ vật gì nặng trong tuần đầu tiên.

Đeo nẹp cổ phần lớn thời gian trong ngày. Bạn có thể tháo nó vào ban đêm, khi tắm và khi bạn không ở nhà nhiều.

2. Chăm sóc vết mổ và thay băng sau phẫu thuật đau cổ vai gáy

Thay băng vết mổ của bạn bằng gạc vô trùng mỗi ngày một lần cho đến khi vết mổ của bạn khô hoàn toàn (tức là khi băng hoàn toàn không có dịch chảy ra).

Mặc dù bạn có thể bắt đầu tắm khi vết mổ khô hoàn toàn (khoảng 3-5 ngày), nhưng đừng để vết mổ ngập trong bồn tắm cho đến khi vết mổ lành hẳn (khoảng 2 tuần).

Bạn có thể chườm một túi nước đá lên vị trí phẫu thuật trong 20 phút, ba lần mỗi ngày để giảm đau và giảm sưng.

Sau phẫu thuật đau cổ vai gáy, cần chăm sóc như thế nào để nhanh phục hồi sức khỏe? - Ảnh 3.

Cần đeo nẹp cổ phần lớn thời gian trong ngày sau phẫu thuật đau cổ vai gáy

3. Chế độ ăn sau phẫu thuật đau cổ vai gáy

Bạn có thể tiếp tục ăn chế độ ăn uống bình thường như trước khi phẫu thuật.

Thuốc giảm đau và chế độ sinh hoạt ít hoạt động có thể gây táo bón. Để ngăn ngừa tình trạng này, hãy ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống 6-8 cốc nước mỗi ngày. Nếu cần, bạn có thể bổ sung men vi sinh để hỗ trợ. Hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động bình thường trong vòng 3-5 ngày sau phẫu thuật.

Thực phẩm giàu proteinvitamin C cũng sẽ giúp cho quá trình chữa lành vết mổ.

Kèm theo đó chế độ ăn uống của bạn nên bổ sung 1.000-1.500 mg canxi mỗi ngày để tạo điều kiện cho quá trình liền xương. Nếu bạn không cung cấp đủ canxi trong chế độ ăn uống của mình, bạn nên bổ sung 1.500 mg canxi đường uống mỗi ngày. Ngoài ra hãy báo với bác sĩ nếu bạn có tiền sử sỏi thận.

Không hút thuốc trong ít nhất 3 tháng (lý tưởng nhất là bỏ thuốc lá hoàn toàn) vì nicotine ức chế quá trình liền vết mổ và xương. Đồng thời sử dụng các sản phẩm có chứa nicotine làm tăng đáng kể nguy cơ biến chứng vết mổ và nhiệt miệng.

Sau phẫu thuật đau cổ vai gáy, cần chăm sóc như thế nào để nhanh phục hồi sức khỏe? - Ảnh 4.

Tiếp tục ăn chế độ ăn uống bình thường như trước khi phẫu thuật kèm theo thực phẩm giàu protein và vitamin C

4. Thuốc điều trị sau phẫu thuật đau cổ vai gáy

Bác sĩ thường sẽ hẹn tái khám sau phẫu thuật sau ra viện khoảng 3-4 tuần. Tuy nhiên nếu người bệnh gặp vấn đề bất thường với các triệu chứng dưới đây hoặc có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên lạc ngay với bác sĩ.

Các thuốc kê đơn chỉ nên được dùng theo chỉ dẫn. Nếu bạn thấy ngứa hoặc phản ứng bất thường khác với thuốc, hãy ngừng thuốc và liên hệ với bác sĩ.

Khi cơn đau đã giảm bớt, bạn nên giảm lượng thuốc giảm đau đang dùng.

Không lái xe nếu bạn cảm thấy thuốc giảm đau có tác dụng an thần.

Nếu bạn có hàn khớp liên thân đốt, không dùng thuốc chống viêm như aspirin, ibuprofen vì chúng được biết là có tác dụng ức chế quá trình liền xương.

5. Các triệu chứng sau phẫu thuật đau cổ vai gáy cần báo ngay với bác sĩ

Khó thở, không nuốt được hoặc đau ngực.

Chảy máu, tiết dịch, tấy đỏ hoặc sưng tấy từ vùng vết mổ của bạn.

Cảm thấy có các triệu chứng giống như cảm cúm (ví dụ: buồn nôn, đau nhức toàn thân hoặc nhiệt độ trên 37.5 độ C trong hơn 24 giờ).

Có bất kỳ thay đổi nào về cảm giác của cánh tay, bàn tay, cẳng chân hoặc bàn chân của bạn (ví dụ: tăng cảm giác tê, ngứa ran hoặc đau).

Rối loạn tiểu tiện, đại tiện (ví dụ: tiểu tiện, đại tiện không tự chủ hoặc bí tiểu, táo bón).

Nếu bạn thấy đau, sưng hoặc đỏ ở phía sau gối hoặc bắp chân, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở cấp cứu gần nhất vì đây có thể là các triệu chứng của cục máu đông ở chân của bạn.

Đau cổ vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và bài tập hạn chế cơn đau Đau cổ vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và bài tập hạn chế cơn đau

SKĐS – Do tính chất công việc và lối sinh hoạt hằng ngày khiến cho hiện nay, nhiều người mắc bệnh đau cổ vai gáy ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Xin giới thiệu bài viết của PGS.TS Nguyễn Đình Hòa – Chuyên ngành Phẫu thuật Cột sống về nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp điều trị và tập luyện đối với bệnh nhân bị đau cổ vai gáy.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Động tác đơn giản thực hiện ngay tại nơi làm việc giúp hạn chế cơn đau cổ vai gáy

Nguồn bài viết: https://suckhoedoisong.vn/sau-phau-thuat-dau-co-vai-gay-can-cham-soc-nhu-the-nao-de-nhanh-phuc-hoi-suc-khoe-169220418151332099.htm

Tham khảo news: https://news.google.com/publications/CAAqBwgKMN3bsAsw6vbHAw/sections/CAQqEAgAKgcICjDd27ALMOr2xwMw8aTQBw?hl=vi&gl=VN&ceid=VN%3Avi

Post a Comment

Previous Post Next Post