Bộ Luật lao động năm 2019 với nhiều thay đổi về chế độ bảo hiểm hưu trí như tuổi hưu, lương hưu và điều kiện hưởng lương hưu đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Vậy những thay đổi này là gì và liệu có khác nhiều so với trước đây?
Đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu? Đóng bảo hiểm 15 năm có được hưởng lương hưu không? Cách tính hưởng lương hưu như thế nào? Đây hiện đang là những thắc mắc, băn khoăn của rất nhiều người, nhất là khi điều kiện hưởng lương hưu, tuổi nghỉ hưu và mức hưởng lương hưu đã có nhiều thay đổi kể từ ngày 1/1/2021.
Nếu bạn cũng đang có những băn khoăn kể trên, hãy dành vài phút xem ngay những chia sẻ sau của Hello Bacsi để có thêm một vài thông tin cơ bản và chi tiết về điều kiện hưởng lương hưu từ năm 2021.
Nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình từ năm 2021
Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, từ năm 2021, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ được điều chỉnh như sau:
- Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với nữ.
- Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ, cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Điều kiện hưởng lương hưu từ năm 2021 căn cứ theo chế độ bảo hiểm hưu trí
Với trường hợp không suy giảm khả năng lao động, nếu người lao động bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao thì sẽ không có quy định về độ tuổi nghỉ hưu.
Còn ở trường hợp bị suy giảm khả năng lao động, sẽ không quy định về độ tuổi nghỉ hưu nếu người lao động có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Cách tính mức hưởng lương hưu hàng tháng
Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như trên được tính như sau:
Ví dụ: Nếu ông Ngô Văn A đóng BHXH 27 năm, năm 2021, ông A nghỉ hưu thì tỷ lệ lương hưu cơ bản nhận được sẽ được tính như sau:
- 19 năm đóng BHXH: hưởng 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH
- 8 năm đóng BHXH còn lại: 8 x 2%=16%
- Tổng tỷ lệ lương hưu ông A là: 45 + 16 = 61%
Còn nếu bà Lê Thị B đóng BHXH 25 năm, năm 2021 nghỉ hưu thì tỷ lệ lương hưu cơ bản là:
- 15 năm đóng BHXH: hưởng 45% mức bình quân lương tháng đóng BHXH
- 10 năm đóng BHXH còn lại: 10 x 2%= 20%
- Tổng tỷ lệ lương hưu của bà B: 45 + 20= 65%
Để hưởng lương hưu, cần chuẩn bị giấy tờ gì và nộp ở đâu?
Căn cứ vào Mục 1.2.2 Điều 6 Chương III về Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, bảo hiểm thất nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019, người lao động sẽ cần chuẩn bị các giấy tờ để được hưởng lương hưu:
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ kể trên, người lao động cần nộp hồ sơ tại cơ quan BHXH quận/huyện hoặc BHXH tỉnh/thành phố nơi người lao động đang tham gia đóng BHXH.
Với trường hợp suy giảm khả năng lao động thì để đủ điều kiện hưởng lương hưu, người lao động sẽ cần có biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định Y khoa hoặc bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Bạn có thể tải Đơn đề nghị theo mẫu 14 – HSB tại đây.
Theo Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội quy định, thời gian giải quyết chế độ hưu trí cho người tham gia BHXH bắt buộc, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, người lao động tham gia BHXH tự nguyệt là trong vòng 30 ngày tính đến thời người lao động được hưởng lương hưu, người sử dụng lao động nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH. Trong trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Verifying…