Trong tất cả các dạng bệnh lao, lao xương không phổ biến như lao phổi, lao màng phổi hay lao hạch, nhưng nó là bệnh nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Vì vậy, rất nhiều người thắc mắc rằng nếu lao phổi có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua không khí, vậy thì, bệnh lao xương có lây không?
Nếu đang sống chung với người bệnh lao xương và lo lắng về nguy cơ lây nhiễm từ họ, đừng bỏ qua bài viết này. Bạn sẽ giải đáp được lo lắng của mình và biết cách phòng ngừa bệnh lao xương hiệu quả.
Nguyên nhân gây bệnh lao xương là gì?
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến phổi (lao phổi). Tuy nhiên, vi khuẩn lao có thể tấn công đến các cơ quan khác trong cơ thể, gây ra những thể lao ngoài phổi. Bệnh lao xương đứng thứ ba trong các thể lao ngoài phổi, sau lao màng phổi và lao hạch.
Trước khi tìm hiểu bệnh lao xương có lây không thì hãy cùng tìm hiểu lao xương là bệnh gì và nguyên nhân gây bệnh là do đâu?
Bệnh lao xương ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương, cột sống hoặc các khớp. Cụ thể là xương cột sống, đầu gối, khớp hông, bàn chân, cổ tay, tay vai, khớp khuỷu tay và các ổ đĩa đệm.
Nguồn gốc của bệnh lao xương là do vi khuẩn lao tấn công vào hệ thống cơ xương khớp. Nguyên nhân có thể bao gồm:
- Vô tình tiếp xúc với vi khuẩn lao
- Bị lây nhiễm lao phổi từ người khác. Sau đó, vi khuẩn lao từ phổi lan đến xương
- Từng bị mắc bệnh lao mà không được điều trị đúng cách, vi khuẩn lao có thể dễ dàng di chuyển từ phổi hoặc bất kỳ nơi nào đến xương, cột sống hoặc các khớp thông qua mạch máu và gây ra bệnh lao xương.
Lao xương có thể để lại nhiều hậu quả nặng nề như:
- Biến chứng thần kinh do chèn ép tủy sống, các dây thần kinh cột sống và các rễ thần kinh khác; gây ra biểu hiện liệt tứ chi hoặc liệt nửa người
- Biến dạng cột sống
- Biến chứng khác như chứng áp xe cơ thắt lưng, áp xe hầu họng lớn gây khó nuốt và khàn tiếng, phình động mạch chủ giả lao…
Bệnh lao xương có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh lao xương cũng là do vi khuẩn lao gây ra. Vậy, bệnh lao xương có lây không?
Mặc dù bạn có thể mắc bệnh này nếu như bị lây lao phổi từ người khác, sau đó tiến triển thành lao xương. Tuy nhiên, bạn sẽ không bị lây bệnh khi tiếp xúc hoặc chung sống với người đang mắc lao xương.
Tuy nhiên, đã có báo cáo cho thấy một người bị lao xương và lao phổi đồng thời, nhưng lại không có triệu chứng lao phổi hoặc bất thường khi chụp X-quang phổi. Vì vậy, hãy thận trọng khi thường xuyên tiếp xúc với người bệnh lao nếu như chưa có kết luận chính xác của bác sĩ về bệnh tình của họ.
Những ai dễ bị mắc bệnh lao xương?
Như vậy, bệnh lao xương có lây không thì câu trả lời là không. Tuy nhiên, một số đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm vi khuẩn lao và mắc bệnh hơn những người khác:
- Người có hệ miễn dịch suy yếu không thể kiểm soát được nhiễm trùng
- Người lớn tuổi
- Người bị suy dinh dưỡng
- Lạm dụng thuốc
- Mắc bệnh tiểu đường
- Nhiễm HIV/AIDS.
Phòng ngừa lao xương bằng cách nào?
Sau khi hiểu rõ bệnh lao xương có lây không, bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh lao phổi để giảm nguy cơ nhiễm lao phổi, từ đó tiến triển thành lao xương hay bất kỳ thể lao nào khác.
- Nếu không may mắc bệnh lao, hãy điều trị kịp thời và dứt điểm bằng một phác đồ điều trị phù hợp được bác sĩ chỉ định.
- Bỏ thuốc lá và giảm uống rượu.
- Quan tâm đến chế độ ăn uống, hạn chế các sản phẩm đóng hộp, đồ chiên xào, chất béo động vật. Thay vào đó, hãy tập trung vào những nhóm thực phẩm lành mạnh như rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt béo, thịt nạc, cá, đậu các loại.
Lao xương có mức độ gia tăng số ca mắc bệnh trong hai thập kỷ qua, đặc biệt là ở các nước kém phát triển trên thế giới. Bệnh lao xương rất khó chẩn đoán và có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như đã kể trên. Sau khi giải đáp được thắc mắc bệnh lao xương có lây không và có cách phòng ngừa, hãy hành động ngay để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình nhé!