Đau lòng bàn chân là bệnh gì và phải xử lý ra sao?

Bàn chân của bạn chịu trách nhiệm “gánh vác” mọi trọng lực khi bạn bước đi. Vì thế khi bị đau lòng bàn chân sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Đau nhức ở lòng bàn chân có thể do chấn thương nhưng cũng có thể là dấu hiệu cho một số bệnh lý về cơ xương khớp hay thần kinh khác. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơn đau này, vậy rốt cuộc đau lòng bàn chân là bệnh gì?

Hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn biết cách xử lý tình trạng đau nhức ở lòng bàn chân một cách hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu ngay với Hello Bacsi nhé!

Những nguyên nhân phổ biến gây đau lòng bàn chân

Về giải phẫu, bàn chân có cấu tạo khá phức tạp với 26 xương, 30 khớp và hơn 100 cơ, dây chằng và gân hoạt động cùng nhau để giữ thăng bằng và vận động. Bất kỳ những vấn đề này diễn ra với nhóm mô cơ xương khớp này đều có thể dẫn đến triệu chứng đau lòng bàn chân. Điển hình như một số vấn đề sau:

1. Viêm cân gan chân

Dây chằng bàn chân là một trong các sợi dây chằng lớn nhất chạy dọc theo lòng bàn chân tạo thành hình vòm nối gót chân với ngón chân. Tình trạng tổn thương ở dây chằng này thường gặp nhất là viêm cân gan chân. Đây cũng chính là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau lòng bàn chân.

Cơn đau do viêm cân gan chân gây ra thường xuất hiện ở khu vực lòng bàn chân gần gót chân, đặc biệt đau nhói khi bạn thức dậy, bước xuống giường và di chuyển vào mỗi sáng; khi đứng lâu hoặc khi đứng lên sau khi ngồi. Tình trạng này có xu hướng giảm nhẹ khi ngồi xuống nghỉ ngơi.

đau lòng bàn chân

2. U thần kinh Morton

U thần kinh Morton là dạng u thần kinh xảy ra ở ở lòng bàn chân. Đây là sự dày lên của mô thần kinh giữa ngón chân thứ ba và thứ tư do dây thần kinh bị chèn ép và kích thích. Hậu quả là dây thần kinh bị tổn thương gây ra triệu chứng đau, nóng ran, ngứa, bỏng rát trong lòng bàn chân.

3. Bong gân bàn chân

Các hoạt động quá mức hay tập luyện ở cường độ cao có thể làm tổn thương dây chằng và mô cơ ở lòng bàn chân, dẫn đến bong gân và căng cơ. Đây cũng là những nguyên nhân phổ biến khiến lòng bàn chân đau, kèm theo sưngbầm tím.

4. Dị tật bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là dị tật mà lòng bàn chân bằng phẳng (có thể quan sát khi đứng trên mặt phẳng), không tạo hình vòm lõm vào như thông thường. Đôi lúc dị tật này sẽ gây đau mắt cá chân và lòng bàn chân. Đây là một dị tật thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể tự khỏi khi trẻ đến 6 tuổi mà không cần điều trị cũng không gây nên các vấn đề cản trở cho hoạt động.

Tuy nhiên, hãy đi khám nếu bàn chân bị đau, cứng, yếu hoặc tê; thường bị thương ở chân hoặc mắt cá chân; gặp vấn đề khi đi bộ hoặc thăng bằng; không bị bàn chân bẹt trước đây hoặc tình trạng này chỉ ảnh hưởng đến một bàn chân.

Đau lòng bàn chân phải làm sao?

đau lòng bàn chân phải làm sao

Dưới đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn giảm đau lòng bàn chân mà bạn có thể áp dụng tại nhà:

  • Nghỉ ngơi và nâng cao chân (hơn vị trí của tim).
  • Chườm một túi đá lạnh lên vùng bàn chân đang bị đau trong vòng 20 phút và lặp lại cách 2-3 giờ cho đến khi đỡ đau.
  • Đi giày rộng, thoải mái với đế thấp và gót mềm.
  • Cố gắng giảm cân (nếu bạn đang thừa cân hoặc béo phì).
  • Cố gắng thường xuyên tập luyện các bài tập kéo giãn cơ nhẹ nhàng.
  • Uống paracetamol để giảm đau. Không dùng ibuprofen để giảm đau trong 48 giờ đầu tiên sau khi bị chấn thương.
  • Không đi bộ hoặc đứng trong thời gian dài sau chấn thương.
  • Không đi giày cao gót hoặc giày mũi nhọn.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay khi triệu chứng đau ở bàn chân có các biểu hiện sau đây:

  • Cơn đau dữ dội gây cản trở hoạt động thường ngày của bạn
  • Cơn đau nặng hơn hoặc tái phát.
  • Cơn đau không 2 thiện sau 2 tuần chăm sóc tại nhà.
  • Có cảm giác ngứa ran hoặc mất cảm giác ở chân
  • Các vấn đề về lòng bàn chân xảy ra nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường.

Hy vọng các thông tin trên đây có thể mang đến lời giải đáp cho bạn về những lý do gây đau lòng bàn chân và cách để đối phó với những cơn đau này nhé!

Post a Comment

Previous Post Next Post